VỀ THIỀN (3)

VềThiền 3(tt)

  

 

Bước kế của việc tập thiền là dùng óc tưởng tượng, ta vẽ ra cho mình hình ảnh tam thể hạ, liên hợp hay có tiếp xúc trực tiếp với linh hồn. Có nhiều cách để làm vậy và ta gọi đó là việc tượng hình; dường như ba chuyn: sự tượng hình, óc tưởng tượng và ý chí là ba yếu tố rất mạnh mẽ trong mọi diễn trình sáng tạo. Chúng là các nguyên do chủ quan cho nhiều kết quả khách quan của ta.

Lúc khởi đầu, tượng hình phần lớn là chuyện thí nghiệm về niềm tin. Ta biết là bằng cách lý luận, ta đạt tới hiểu biết là bên trong và bên ngoài mọi vật hiển hiện có một hình ảnh lý tưởng, hay Cơ Trời đang tìm cách thể hiện nơi cõi trần. Việc dùng khả năng tượng hình, óc tưởng tượng và ý chí là những hoạt động nhằm thúc đẩy sự biểu lộ hình ảnh lý tưởng ấy.

 Khi tượng hình, ta dùng ý niệm cao nhất có được về lý tưởng ấy là như thế nào, tạo ra hình tư tưởng có nét trí tuệ, vì ta chưa đủ khả năng tạo ra hình bằng chất liệu cao hơn để diễn tả hình ảnh đó. Chất liệu trí tuệ mà trí ta sử dụng có làn rung động riêng, thu hút về nó loại vật chất tương ứng ở cõi trí mà thể trí chìm sâu trong đó. Ý chí của ta giữ cho hình ảnh này vững vàng và cho nó sức sống.

Với người mới tập, là mức ta đang nói ở đây, nhiều hình ảnh được tạo ra tùy khuynh hướng, tính chất của mỗi người. Chọn hình nào thì tương đối không quan hệ, miễn là ta bắt đầu với ý tưởng căn bản là Chân ngã tìm cách tiếp xúc và sử dụng phàm ngã, dụng cụ của nó nơi cõi trần, và ngược lại, với tư tưởng là cái ngã được thúc đẩy để hướng về nguồn cội của mình.

Như thế, bằng cách dùng óc tưởng tượng và sự tượng hình, thể tình cảm được làm cho tiếp xúc với linh hồn; khi được vậy rồi ta có thể tiếp tục việc tham thiền. Thể xác và thể tình cảm nay chìm dưới mức tâm thức, ta trở thành trụ vào thể trí và tìm cách uốn nó theo ý chí của ta. Tới đây thì có vấn đề. Trí não từ chối không chịu uốn nắn theo những tư tưởng ta chọn để suy nghĩ, mà bay vẩn vơ bốn phương tám hướng khắp thế giới theo chuyện riêng của nó. Ta nhớ đến chuyện này chuyện kia, đến việc phải làm ngày mai hay chiều nay, tới người mà ta thương hay người làm ta bực thay vì nghĩ về tư tưởng đã chọn để suy gẫm. Hoặc ta rơi vào thế giới tình cảm hoặc có phản ứng trí tuệ, và quên đi chuyện muốn làm lúc ngồi xuống tập thiền.

Một cách giải quyết tình trạng là soạn ra những bước phải theo khi định trí. Phương thức ấy lập tức đặt giới hạn cho trí não, khiến nó không thể đi xa hơn lằn ranh đã vạch và bắt buộc phải nhìn nhận khi tư tưởng ra ngoài giới hạn ấy. Khi đó, ta biết mình phải trở về tư tưởng đã chọn ban đầu. Thường thường người ta cần làm theo một phương thức vài năm khi tập thiền; ngay cả cho ai khi quen định trí vẫn phải theo một phương thức để bảo đảm là họ không rơi vào trạng thái tình cảm lặng lẽ tiêu cực.

Ta ghi ra phương thức sau làm thí dụ cho việc định trí, và cần nhắc lại là có nhiều phương thức mà mỗi người phải tự chọn cách nào thích hợp nhất cho họ. Các giai đoạn là:

 Chọn tư thế thoải mái cho thể xác và ta làm chủ thân thể.

 Giữ cho hơi thở điều hòa, nhịp nhàng.

 Tượng hình tam thể hạ (xác thân, tình cảm và trí tuệ) như là

– Tiếp xúc với linh hồn  

– Đường kinh cho năng lực của linh hồn để từ đó qua thể trí tới não bộ và khiến thân xác làm theo

– Định trí và dùng ý chí trụ tư tưởng vào một câu hay những lời, để cho ý nghĩa của chúng hóa rõ ràng trong tâm thức của ta mà không phải chỉ là những chữ hay sự kiện là ta đang tham thiền. Cho phần này, một cách giúp bạn là hãy học thuộc lòng và đọc trong tâm bài  Những Nấc Thang Vàng, PST 57.

 Để chấm dứt buổi tập thiền, bạn có thể xướng ba lần chữ  Shanti (Bình An) và xả thiền.

 

Đây là chỉ dẫn cho người mới tập mà chắc chắn có những phương thức khác cũng mang lại kết quả tương tự, và lại có những phương thức khác nữa cho ai đã quen định trí và có thể đi sâu hơn trong việc tham thiền. Dù là cách nào, điểm chính yếu cần nhớ trong tâm là cái trí phải được giữ tích cực suy gẫm ý tưởng, mà không phải bận tâm về việc tập định trí. Đằng sau mỗi lời thốt ra và mỗi giai đoạn làm theo phải có ý chí muốn hiểu, và sinh hoạt trí não có sự nhất tâm.

 

Trí Năng và Thiền

Tới đây có hai điểm cần được chú ý là sự phát triển trí tuệ nơi người tập thiền và năng lực tư tưởng.

1. Khi định trí và rồi trụ tâm suy gẫm, nhìn theo khía cạnh trí tuệ là ta bước vào thế giới của lực tư tưởng; còn nhìn theo khía cạnh tinh thần thì đó là sự đồng hóa linh hồn riêng rẽ với Đấng là nguồn của mọi ý tưởng; dùng ngôn ngữ thiền thì đó là sự hòa tan của tiểu ngã vào Đại Ngã, mục đích của sự tham thiền. Nhờ kiểm soát cái trí, ta ý thức được những ý tưởng nằm đằng sau thế giới hiện tượng, nhờ tham thiền ta tiếp xúc được một phần của Thiên cơ, thấy được nhiều hay ít sơ đồ cuộc tiến hóa, và được cho cơ hội tham dự vào việc thực hiện cơ Trời.

Muốn làm được vậy thì cần diễn giải đúng đắn ý tưởng mà ta tiếp xúc được khi tham thiền. Như thể hẳn chuyện rõ ràng là người chí nguyện cần có trí năng được luyện giỏi dang và phong phú, nếu muốn diễn giải chính xác điều họ thấy, cũng như họ phải có thể trình bầy thông suốt tư tưởng nhằm diễn tả ý nghĩ mơ hồ họ nắm bắt được. Nói khác đi cơ Trời cần người phụng sự thông minh để có thể thực hiện được dưới trần, và ai muốn tham thiền có hiệu quả cần có trí năng phát triển cao độ, có trí tuệ khôn ngoan để ghi nhận những ấn tượng cao.

2. Chúng ta nên nhớ rằng con người sống trong một thế giới năng lực và lực, không có gì ngoài năng lực. Tự con người là năng lực, được tạo bởi những nguyên tử là các đơn vị năng lực, và ta làm việc với năng lực luôn luôn. Vậy thì nay ta sang định luật căn bản quản trị mọi việc tham thiềncái định luật mà những nhà hiền triết xa xưa của Ấn Độ nêu ra  ‘Năng lực theo sau tư tưởng’. Năng lực tuôn xuống  từ cõi ý tưởng hay cõi hiểu biết của linh hồn, thấm từ chút một vào trí não còn tăm tối của con người.

Ban đầu những ý tưởng nơi cõi cao đi xuống cõi trí và có hình dạng ở đó, nơi đây vài trí người bắt được các hình ảnh này và suy gẫm, hay chuyển nó sang các nhóm tư tưởng gia khác, suy nghĩ rốt ráo về nó. Rồi dục vọng chen vào, sinh ra phản ứng tình cảm với tư tưởng mà ý nghĩ gợi nên và hình thể dần dần được tạo thành. Sự việc tiếp tục và năng lực của linh hồn lẫn trí não, dục vọng hợp với năng lực của vật chất rồi ta có một dạng rõ rệt khởi sự thành hình.

 Mỗi hình thể dù là hình xe hơi, hay mô hình xã hội, hình một thái dương hệ có thể được mô tả như là việc vật chất hóa tư tưởng của người biết suy nghĩ hay nhóm người như vậy. Nó là hình thức của việc sáng tạo, và năng lực loại này hay kia tụ vào đó. Ai tập thiền cần nhớ rằng họ luôn luôn làm việc với năng lực, và các năng lực này cho ảnh hưởng rõ rệt lên con người của họ.

Thế thì ta thấy ngay rằng người như thế cần phải làm hai chuyện:

 Đầu tiên anh phải học cách đem vào trí của mình và rồi diễn giải đúng đắn điều anh thấy và tiếp xúc, sau đó truyền nó đi một cách một cách chính xác tới những ai khác có não bộ dễ tiếp nhận. Vắn tắt thì con người tỉnh thức nơi cõi trần mà ý thức chuyện ở cõi Trời.

 Kế tiếp, anh phải học hỏi bản chất của năng lực mà anh tiếp xúc và học cách dùng chúng đúng đắn. Ta có thể đưa ra ở đây một thí dụ thực tế mà ai cũng biết là khi tức giận hay bực bội, theo bản năng ta la lớn. Tại sao vậy ? Năng lực tình cảm đã chế ngự ta. Khi học làm chủ năng lực của lời nói là ta bắt đầu chế ngự loại năng lực tình cảm riêng biệt này.

Như thế, việc tham thiền được tóm lược trong hai ý niệm là diễn giải đúng đắn điều ta cảm nhận và sử dụng đúng cách năng lực. Nay ta cũng bắt đầu thấy rõ người tập thiền phải đối đầu với vấn đề gì, và tại sao các bậc thầy khôn ngoan về kỹ thuật tham thiền thúc giục ta phải cẩn thận và tiến bước chậm rãi. Chuyện thiết yếu ta cần biết là tham thiền có thể là việc làm rất nguy hiểm, khiến con người gặp khó khăn nghiêm trọng. Nó có thể gây phá hoại và làm gián đoạn, mang lại điều hại hơn là lợi và sinh ra tai họa, nếu người ta thực hành mà không có hiểu biết rõ ràng mình làm chuyện chi và sự việc đưa mình đi tới đâu. Cùng lúc đó nó có thể có tính xây dựng và giải thoát, hướng dẫn con người theo phương pháp đúng cách và lành mạnh trên đường tới sự Sáng.

Giờ xét kỹ thêm về hai điểm ấy, tất cả chúng ta đều có nguy cơ bị chìm đắm trong huyễn tưởng khi mới tập thiền nếu không dùng óc phân biện, hay nếu ta có ước ao thầm kín muốn được nổi bật về mặt tinh thần, hay có tự ti mặc cảm cần được đảo nghịch lại.

Điểm quan trọng mà ai tập thiền cần luôn ghi khắc trong tâm trí, là mọi hiểu biết và chỉ dẫn đều do linh hồn mỗi người chuyển đến trí não của họ, nói khác đi linh hồn hay chân ngã là tác nhân soi sáng con đường cho ta, còn Chân sư và các bậc Thầy trong nhân loại làm việc xuyên qua linh hồn; cũng như bậc thầy chân chính sẽ hướng dẫn ta tìm đến Chân ngã của mình, thay vì đòi hỏi học viên tôn vinh họ. Đây là điều nên được thường xuyên nhắc tới, vì vậy bổn phận đầu tiên của mỗi người chí nguyện là tập thiền, phụng sự, có kỷ luật bản thân cho toàn hảo, mà không phải là tìm cách tiếp xúc với đấng cao cả nào. Cách trước không thú vị mấy nhưng nó giữ cho ta không có huyễn tưởng và nếu làm vậy, những kết quả cao hơn lần lượt sẽ đến với ta.

Một hệ quả khác của tham thiền mà rất nổi bật hiện nay là sự tràn ngập khắp nơi sách vở gọi là gợi hứng, với những tuyên bố rất kêu. Nam cũng như nữ bận rộn viết sách tiên tri mà chuyện lạ lùng là nội dung giống nhau. Chúng không đưa ra điều chi mới lạ mà thường lập lại những chuyện đã nói trước đó rồi; nói chung thì chúng vô hại và có thể chia làm hai loại. Đó là bài viết của người nhậy cảm, bắt được ở cõi tình cảm ước nguyện của đa số người, những mong mỏi và ý tưởng của nhà huyền học của mọi thời đại. Ngược lại cũng có là người ta cảm nhận nỗi sợ hãi trong mọi thời đại, hay lòng sợ hãi sinh ra do tình trạng thế giới hiện nay. Nếu có khuynh hướng về trí não thì họ hướng về cõi trí, cảm ứng với trí não của tư tưởng gia hùng mạnh hay ý niệm của khối đông thuộc các nhóm tôn giáo. Họ ghi nhận ở cõi trí lòng sợ hãi, ghét bỏ và óc chia rẽ của quần chúng. Dù gì đi nữa, tất cả những điều này thuộc cõi tâm linh, không phải cõi linh hồn và không hề là dấu hiệu có sự tiếp xúc với chân ngã.

Nếu người viết cho hay họ soạn sách bằng phép tự động ký automatic writing thì đó là dấu hiệu đáng ngờ hơn nữa. Không một người chí nguyện chân thực nào khi tìm cách làm chủ chính mình, lại nhường việc ấy cho một thực thể vô hình hay hữu hình; họ cũng không mù quáng để cho lực nào khác bên ngoài tràn vào sử dụng mình. Cách này có nguy hiểm rõ rệt và khiến nhiều người phải vào viện tâm thần chữa trị.

Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao phân biệt sách nào gợi hứng thật sự do người hiểu biết với lượng sách to lớn đang lưu hành trong khối đông ? Điểm dễ thấy là sách gợi hứng đích thực sẽ hoàn toàn không nói về cái tôi; nó làm vang lên một nốt thương yêu và không hề có lòng thù hận cùng hàng rào chủng tộc; nó sẽ đưa ra hiểu biết chắc chắn và tỏ ra có thẩm quyền vì kêu gọi trực giác của người đọc. Trên hết thẩy nó sẽ mang dấu ấn của Minh Triết Thiêng Liêng và đưa con người lên một mức cao hơn.

Người phụng sự chân chính và những ai tiếp xúc với thế giới của chân ngã nhờ tham thiền không có giờ nói chuyện đãi bôi, họ quá bận rộn lo xây dựng, tạo tác và không hề nghĩ đến việc phô trương cái tôi. Họ không màng đến lòng yêu thích của một ai mà chỉ quan tâm đến việc làm theo chỉ dẫn của chân ngã mình, và chú ý đến những việc mở đường cho thế giới. Họ không làm gì để nuôi dưỡng lòng thù hận, óc chia rẽ hay khêu gợi lòng sợ hãi. Họ sẽ làm phừng cháy ngọn lửa tình thương ở bất cứ nơi nào họ đến, giảng dạy tình huynh đệ bao trùm đúng nghĩa, mà không phải tạo một hệ thống chỉ giảng tình huynh đệ cho một nhóm nhỏ và gạt bỏ ai khác ra ngoài. Nói ngắn gọn là họ bận rộn kiến tạo con người cho tốt hơn, mà không phí thì giờ lo việc hạ bệ cá nhân hay lo toan về hệ quả, kết quả. Ngược lại, họ làm việc trong thế giới nguyên nhân và nêu lên các nguyên lý. Học viên chân chính của việc tập thiền cần nhớ là khi tiếp xúc được với chân ngã và trở thành là một với Thực Tại, họ có ý thức nhóm và tâm thức ấy giải tỏa mọi ranh giới, không để cho ai khác - cũng là con của Thượng đế như họ - nằm ngoài sự hiểu biết của mình.

Ta cũng nói qua một chút về huyễn tưởng, vì cõi đầu tiên mà người chí nguyện tiếp xúc thường là cõi tâm linh hay tình cảm, và đây là cõi của huyễn ảnh. Cõi này có công dụng của nó và nhận biết nó là kinh nghiệm rất có giá trị, miễn là ta tuân theo luật về tình thương và việc không đề cập tới cái tôi; cũng như dùng cái trí và lương tri xem xét mọi tiếp xúc và cảm nhận có được ở cõi tâm linh. Ta cần tránh những cái tôi và lòng kiêu hãnh vì chúng không có chỗ trong đời sống của linh hồn, cái sau chịu sự quản trị của những nguyên lý và tình thương cho muôn loài. Khi phát triển theo chiều hướng này, không có gì phải e ngại là học viên tập thiền bị sai đường hay chậm trễ. Ngày nào đó chuyện ti không tránh được là họ bước vào cõi của linh hồn; thời điểm này tùy thuộc vào sự trì chí và kiên nhẫn của họ.

 

Khó Khăn do Năng Lực nhận được

Khi tập thiền có người cho hay họ bị kích thích quá độ, và nhận được lượng năng lực gia tăng. Kẻ khác than phiền là bị nhức đầu ngay sau buổi thiền, không ngủ ngon như trước. Đây là những khó khăn của người sơ cơ mà ta cần giải quyết cẩn thận; nếu làm đúng cách chẳng bao lâu chúng sẽ biến mất, còn nếu ta làm ngơ chúng có thể đưa tới khó khăn nghiêm trọng. Ở giai đoạn này ai nhiệt tâm và thích thú tự họ lại là một khó khăn, vì khi nóng lòng muốn thành thạo kỹ thuật tham thiền họ lại quên những luật phải theo và làm khác đi, cho dù đã nghe thầy dặn kỹ hay đã có lời khuyến cáo đưa ra.

Thí dụ  thay vì làm theo nguyên tắc là tập thiền mười lăm phút như được dặn, thì họ nỗ lực làm hơn và tập thiền ba mươi phút; thay vì theo chỉ dẫn được sắp xếp để làm mười lăm phút là xong, họ tìm cách định trí càng lâu càng tốt và nỗ lực hết mình, quên rằng họ đang học định trí mà không phải là học tham thiền ở giai đoạn huấn luyện này. Thành ra họ bị ảnh hưởng, khủng hoảng tâm thần, hay mất ngủ, rồi người thầy dạy tham thiền bị mang tiếng và chuyện tham thiền bị xem là nguy hiểm. Nhưng trong mọi chuyện họ mới là người có lỗi.

Khi những xáo trộn sơ khởi này xẩy ra, việc tập thiền phải tạm thời ngưng lại hay chậm bớt đi. Nếu tình trạng không nghiêm trọng tới mức phải ngưng hoàn toàn việc tham thiền, người ta nên quan sát kỹ là phần nào trong cơ thể xem ra năng lực có tràn dâng, bởi khi tham thiền là ta tiếp nhận năng lực và nó phải tìm cách tuôn vào chỗ này hay kia của thân xác.

● Với ai chủ về lý trí hay ai dễ dàng trụ tâm thức nơi đầu, các tế bào não bị kích thích quá độ làm nhức đầu, mất ngủ, có khi thấy ánh sáng chói lòa như lằn chớp điện, lúc ban đêm cũng như ban ngày khi nhắm mắt. Nếu gặp chuyện như thế, buổi tập thiền cần giảm từ mười lăm phút  xuống còn năm phút, hay nên tập thiền xen kẽ ngày cho tới khi các tế bào não tự điều chỉnh theo nhịp mới và kích thích gia tăng.

Ta không có gì phải lo nếu xử sự khôn ngoan và tuân theo lời khuyên của vị thầy chỉ dẫn, còn nếu học viên vào lúc này muốn tập thiền nhiều hơn, gia tăng thời gian tập thì họ có thể gặp nhiều vấn đề. Ta cần làm theo lẽ thông thường, và với việc giảm bớt thời gian tập thiền, mỗi ngày tập thiền chỉ một chút, chẳng bao lâu ta có thể tập theo cách bình thường như cũ. Nhiều trường hợp như vậy khi làm theo lẽ thường, người ta đã có thể tham thiền ba mươi phút hay mỗi ngày tập thiền được một tiếng đồng hồ.

● Với ai thiên về tình cảm, khi có vấn đề thì chuyện thường cảm biết đầu tiên nơi vùng của huyệt đan điền solar plexus. Học viên thấy mình dễ bực bội, lo lắng, nóng nẩy; đặc biệt với phái nữ thì trở nên dễ khóc. Thỉnh thoảng có thể muốn buồn nôn vì có sự liên hệ chặt chẽ giữa tình cảm và bao tử, thí dụ như chuyện hay thấy là khi kinh hoảng, bị chấn động hay cảm xúc quá mức thì người ta thường nôn mửa. Cách đối phó thì giống như trường hợp đầu là áp dụng lẽ thông thường, và tập thiền cẩn thận  hay chậm bớt đi.

● Một hệ quả khác nữa nên đề cập về sự kích thích quá nhiều, như thấy mình hóa nhậy cảm quá mức. Cảm quan làm việc quá độ và mọi phản ứng của họ đều cung nhit; họ đáp ứng mau lẹ và mạnh mẽ với hoàn cảnh chung quanh, vật chất lẫn tâm linh, với ai mà họ chung sống; họ thấy mình ‘mở rộng’ đối với tư tưởng và tâm tình của người khác. Cách chữa cho việc này thì không phải là tham thiền bớt đi, những buổi thiền vẫn nên tiếp tục như thường lệ, mà ta cần trở nên chú tâm vào cuộc sống nhiều hơn về phần trí tuệ, vào thế giới tư tưởng, vào đề tài nào có khuynh hướng làm phát triển khả năng trí tuệ, để nhờ vậy sống trong đầu mà không phải trong vùng tình cảmVic cũng muốn nói là người ta nên chú tâm vào cuộc sống và các vấn đề của nó, tìm công chuyện làm bận rộn nhiều về trí não. Vì lý do ấy mà bậc thầy khôn ngoan về tham thiền thường ấn định cho học viên việc đọc sách và học hỏi đi kèm với việc tập thiền, để giữ sự quân bằng cho họ. Ta luôn luôn cần có sự phát triển về mọi mặt, và nên có một cái trí được luyện tập đi kèm với sự tăng trưởng trong đời sống tinh thần.

 

Phải Sống Độc Thân ?

Điều chót cần đề cập là có quan niệm phổ thông cho rằng một cuộc sống tinh thần phải luôn đi kèm với đời độc thân. Sự việc cần nói là:

 Sống đời hôn nhân thì không có gì là tội lỗi.

 Học viên chân chính tập thiền sẽ không có liên hệ không chính đáng về tình dục, hay có đời sống tình dục buông thả.

Người chí nguyện muốn sống  đời tinh thần sẽ phải tuân theo không những các luật nơi cõi tinh thần mà luôn cả luật của đất nước trong thời đại của họ. Họ xếp đặt cuộc sống hằng ngày sao cho ai khác nhìn vào thấy sự chính đáng, đúng đắn, đạo đức của đời họ.

Ta có thể nói thêm về việc này là rằng khi gia đình có liên hệ hạnh phúc giữa người nam và người nữ, có sự tin tưởng lẫn nhau, hợp tác và thông cảm, có các nguyên tắc sống đời tinh thần được nhấn mạnh, thì ấy là một trong những trợ giúp tốt đẹp nhất cho thế giới hiện nay. Ngược lại, mối liên hệ nào dựa trên sự hấp dẫn về thân xác và sự thỏa mãn bản chất tình dục, có mục tiêu trước tiên là sự lạm dụng thân xác cho thú tính thì nó sai lầm và xấu xa.

Nếu mục tiêu cho những nỗ lực của chúng ta là thể hiện thiên tính qua hình thể thì không có tâm thức này thiêng liêng hơn tâm thức kia, và nét thiêng liêng có thể được biểu lộ trong mọi liên hệ của người. Nếu người nam hay nữ có gia đình không thể đạt sự giác ngộ và đi tới đích, thì có gì đó sai lạc và sự thiêng liêng không thể biểu lộ dưới thế. Nói khác đi Thượng đế đã không thành công ở một trong nhng cõi của ngài.

Điểm này được bàn kỹ ở đây, vì ta được dạy có một luật trong thiên nhiên nói rằng khi ai muốn sửa mình và đặt chân lên đường Đạo, thì trọn con người của anh bị kích động, cả tính tốt và tính xấu đều lộ ra cho mọi người thấy (xin đọc lại bài Lời Khuyến Cáo, PST 58). Năng lực tuôn vào trong lúc tham thiền kích thích trọn phần tình dục, và điểm yếu luôn được khám phá và khích động. Cách chữa cho tình trạng này là anh hãy làm chủ đời sống tư tưởng và chuyển hóa nó. Hãy vun trồng sinh hoạt có tính trí năng sâu đậm, có sở thích về trí năng khác với thị hiếu dễ theo nhất là tình dục.

Anh nên nỗ lực luôn luôn để giữ năng lực, tiếp xúc được trong lúc tập thiền, ở đầu (nói khác đi là giữ trong tâm những tư tưởng để khiến anh suy gẫm khi rảnh rỗi), và thể hiện nó qua hành vi sáng tạo cách này hay cách kia. Kinh sách xưa dạy rằng năng lực, bình thường được hướng vào đời sống tình dục, phải được nâng lên cổ họng và đầu, nhất là cổ họng vì đó là chỗ có luân xa chủ về tính sáng tạo. Nói theo ngôn ngữ đông phương thì đó là tiến trình tinh luyện Tinh (tinh dịch), Khí (thăng hoa), Thần.

Diễn giải cho người tây phương, điều ấy có nghĩa ta học cách chuyển hóa năng lực của việc tạo hình thân xác hay tư tưởng tình dục, dùng nó vào chuyện viết văn có tính sáng tạo, sinh hoạt nghệ thuật, hay biểu lộ nào của sinh hoạt nhóm. Sự chuyển hóa không nhất thiết phải là ngưng một sinh hoạt loại này hay kia, hay ngưng sinh hoạt ở bất cứ mức tâm thức nào nhằm đạt mức cao hơn; mà nó muốn nói việc sử dụng đúng đắn những khía cạnh khác nhau của năng lực ở bất cứ nơi nào Chân ngã cảm thấy chúng nên được dùng, để đẩy mạnh cuộc tiến hóa và trợ giúp Thiên cơ.

Cái trí, khi được linh hồn soi sáng, sẽ là yếu tố làm chủ và khi ta suy nghĩ đúng đắn, sống ngay thẳng, nâng mọi tư tưởng và năng lực lên ‘cõi Trời’, ta sẽ giải quyết được vấn đề của mình bằng cách phát triển cuộc sống  tinh thần là điều hết sức cần hiện nay, đặc biệt cho người chí nguyện và ai học chuyện tinh thần.

Trước khi chấm dứt bài này, có lẽ cũng nên đề cập tới những nguy hiểm nhiều người gặp về các luân xa hay huyệt đạo, còn gọi là trung tâm lực. Có chỉ dẫn cho ai tập thiền là chú tâm vào huyệt này hay kia, như huyệt đan điền, khi khác là huyệt tim. Cách tập thiền này dựa trên nguyên tắc ‘Năng lực theo sau tư tưởng’, và dẫn tới sự kích thích trực tiếp huyệt đó, mà kết quả là sự biểu lộ đặc tính của huyệt. Bởi đa số người hoạt động chính yếu qua những năng lực nằm bên dưới hoành cách mạc, tức năng lực tình dục và tình cảmkích thích chúng là điều nguy hiểm vô cùng. Thay vào đó, ta hãy học cách sinh hoạt như con người tinh thần từ huyệt đầu, từ trên cao làm chủ bản tính thấp và hướng dẫn cuộc sống hằng ngày theo Thượng đế nội tâm tức Chân ngã.

 

Kết

Điều rất quan trọng khi muốn tập thiền là người ta cần có trí năng phát triển. Chỉ có ai thiên về trí năng mới tập thiền được, và đây là điềm cần nhấn mạnh cũng như thường khi bị chống đối khi được nêu ra.  Chuyện hay thấy là rất khó thúc đẩy ai thiên về tình cảm chịu dùng trí năng của mình. Họ hay than vãn: ‘Tôi không thích cách tập này, nó thiên về lý trí quá và không có chút tinh thần.’ Điều họ thực sự muốn nói là: ‘Tôi lười quá không muốn dùng cái trí của mình, tôi ù lì, tư tưởng trì trệ. Tôi thích có cảm xúc sôi nổi và có áp đặt làm cho tình cảm an lạc. Làm vậy tôi thích hơn, còn cách này phải làm việc nhiều quá.’ Tự nhiên là phương thức ta nói ở trên đòi hỏi phải cố công nhiều lúc khởi đầu, nhưng làm được khi ta thắng sự lười biếng ban sơ.

Điều nữa cần ghi nhận là chìa khóa thành công nằm ở việc hành thiền đều đặn không ngừng nghỉ. Ai đã chỉ dạy thiền cho số đông nói rằng thường khi một cái trí thông minh sáng láng lại không bằng nỗ lực kiên tâm, và một trí năng bình thường hơn lại đột nhiên có thể đạt tới cõi hiểu biết, và vượt xa ai có trí sáng láng hơn, bởi người trước có khả năng liên tục hành thiền. Người chí nguyện sẽ chẳng đi tới đâu nếu tập thiền bữa có bữa không, mà lại còn có hại vì sinh ra ý thường xuyên là mình thất bại.

Mỗi ngày tập một chút không xao lãng, sau một thời gian dài sẽ mang lại thành quả lớn vô kể so với nỗ lực hăng hái mà rời rạc. Vài phút định trí hay tham thiền đều đặn sẽ đưa người chí nguyện đi xa hơn là có nỗ lực mỗi lần nhiều giờ, mà chỉ làm vậy ba hay bốn lần một tháng. Quả đúng là để tham thiền được hữu hiệu và cho kết quả, ta phải không tập theo hứng, chừng nào hứng thì mới làm, mà đó là việc áp dụng ý chí thường xuyên không ngừng nghỉ.

Ai thành công là người biết suy gẫm, có thể dùng quan năng thứ sáu là trí tuệ để sinh ra những kết quả riêng biệt. Tham thiền là một hệ thống đã được tìm hiểu cặn kẽ và sử dụng rộng rãi, cho người thực hành nó thấy được sự thiêng liêng không sai chạy. Nó là một phần của sự tiến hóa, là một trình tự có những luật phải theo, những bước phải đi qua và các giai đoạn khai mở mà người ta phải kinh nghiệm trước khi có được kết quả của tham thiền. Tham thiền đòi hỏi có sự tự chủ trong mọi việc, và nó sẽ không đạt tới mục tiêu mong muốn nếu không có những việc khác đi kèm  như phụng sự.

Nhìn rộng ra, mục tiêu cho con người trong thời đại mới không còn là việc ở ẩn trong rừng sâu cô tịch, vắng lặng, mà dấn thân vào cuộc đời, sống như nhà huyền học mystic thực tế. Đó là người ở chức vụ điều hành executive của thương nghiệp trong thành phố lớn, là chính trị gia thực hiện chính sách, là nhà giáo dục, là những người điều khiển đường hướng kinh tế, xã hội, vận mạng quốc gia. Họ làm những điều này theo quan điểm tinh thần, có hiểu biết ít nhiều về chân ngã. Họ hiểu ý nghĩa của việc tham thiền, biết giá trị của kỷ luật bản thân trong cuộc sống hằng ngày, và tuân theo động cơ trong sạch của việc Phụng Sự.  

 

Theo:

Intellect to Intuition, A. A. Bailey

 

Xem Về Thiền IVIII,     II,           

Xem Mục Thiền